Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Posted by jinson on 10:34 No comments
Ở độ tuổi tập đi này, bé có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, cao và khác biệt so với người lớn.



Tại sao chế độ ăn của trẻ khác người lớn?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tập đi sẽ khác người lớn. Mẹ cần lưu ý những điểm khác nhau này khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ.

Đường và muối

Trẻ ở tuổi tập đi chỉ nên tiêu thụ tối đa 1 gam muối mỗi ngày. Với hàm lượng này, bạn không nên bỏ muối vào bất cứ món ăn nào mà bạn nấu cho bé. Một số loại thức ăn của người lớn không thích hợp với trẻ nhỏ chỉ đơn giản vì chúng có hàm lượng muối hoặc đường cao hoặc chứa chất tạo màu và mùi nhân tạo.

Số lượng thức ăn

Dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày của bạn ít nhất 5 lần. Do đó, bé cần được cho ăn nhiều bữa trong ngày với một lượng nhỏ thức ăn mỗi bữa. Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và nguồn năng lượng cho bé hoạt động, bạn nên cho con ăn ba bữa chính và nhiều bữa nhẹ xen giữa với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng
Trẻ tuổi tập đi cần một chế độ ăn giàu chất béo và ít chất xơ hơn so với người lớn. Mặc dù chất xơ cũng cần cho hệ tiêu hóa của trẻ nhưng chúng dễ làm trẻ thấy nó trong khi lại không cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hàng ngày cũng như sự phát triển của trẻ. Những nhóm thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau, do đó, bé cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để có thể phát triển hoàn chỉnh nhất.

Sữa

Ở giai đoạn tập đi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Sữa cung cấp chất béo, năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất như canxi. Trung bình trẻ nên uống 350ml sữa mỗi ngày.
Cần những gì trong chế độ dinh dưỡng cho bé tuổi mầm non?
Một chế độ dinh dưỡng cân đối dành cho trẻ mầm non cần đảm bảo đầy đủ các thành phần sau đây.

Carbohydrates

Ví dụ như: bánh mì, ngũ cốc, khoai tây.

Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì là những nhóm cung cấp carbohydrates tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên cho bé dùng cả hai loại này.

Carbohydrates có thể dùng trong bữa chính lẫn bữa phụ.

Trái cây và rau quả

Ví dụ như: cà rốt, chuối, cà chua.

Nên cố gắng cho bé thử nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác nhau vì chúng sẽ cung cấp những loại chất dinh dưỡng khác nhau.

Chế độ ăn tốt nhất là có 5 cữ trái cây mỗi ngày nhưng nhớ rằng khẩu phần của bé nhỏ hơn nhiều so với khẩu phần của người lớn nhé.

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Ví dụ như: sữa Similac, phô mai, sữa chua.

Bé nên được cho uống sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên cung cấp canxi cho bé thông qua các chế phẩm từ sữa khác.

Một ngày trẻ nên uống 3 cữ sữa trong bữa chính hoặc bữa phụ.

Chất đạm
Ví dụ như: thịt, cá, trứng và các loại đậu.

Các loại thực phẩm nói trên sẽ cung cấp cho bé thêm hàm lượng chất sắt và axit béo omega-3 cần thiết.

Với chất đạm, bé cần 2 cữ ăn một ngày. Nên chế biến chung với các loại thực phẩm hoặc thức uống giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ chất sắt nguồn gốc động vật.

Chất béo và đường
Ví dụ như: dầu, bơ, bánh kem và bánh qui.

Một số loại dầu có thể cung cấp axit béo omega-3 và omega-6.

Chất béo và đường nên có trong khẩu phần ăn của trẻ như một nhóm chất bổ sung nhưng không được thay thế các nhóm thực phẩm khác.

Các loại thực phẩm cần tránh 

Muối:
Không nên nêm muối trong món ăn của trẻ. Nếu cần, chỉ cho vài hạt muối và nên dùng các loại gia vị thiên nhiên khác để thay thế. Nếu bạn mua thực phẩm đóng hộp, nhớ kiểm tra hàm lượng muối trước khi cho trẻ dùng.

Các chất bảo quản và chất tạo ngọt thường dùng trong các loại nước uống và kẹo cũng nên tránh.

Trứng và hải sản có thể không tốt cho dạ dày còn non yếu của bé, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu không được nấu chín kỹ. Do đó, cần chắc chắn rằng các loại thực phẩm này được chế biến cẩn thận và chín hẳn khi cho bé ăn.

Một số ít trẻ bị dị ứng với đậu phộng và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Ngay cả trong trường hợp bé của bạn không bị dị ứng đậu phộng hoặc các loại hạt khác, chúng vẫn có thể làm bé bị nghẹt thở.

Categories: ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét