Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Posted by jinson on 22:03 No comments
Sữa là loại thực phẩm cực kì cần thiết trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ, các loại sữa công thức như similac 4 còn giàu vitamin, canxi cần thiết cho sự phát triến, tuy nhiên phải uống sữa đúng cách mới có thể phát huy được hiệu quả lớn nhất.

Xem thêm về sữa similac 4 tại:


Sữa similac 4 giúp trẻ phát triển toàn diện

Chúng ta đều biết những loại sữa công thức như similac 4 có giá trị dinh dưỡng rất cao, đồng thời thúc đẩy não trẻ phát triển.Tuy nhiên bố mẹ cho trẻ uống sữa thường phạm phải một số lỗi nhỏ, làm cho trẻ không thể hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng. Bố mẹ hãy đừng gây tổn thương cơ thể của trẻ vì cách pha sữa sai lầm của mình.

1. Để thời gian quá lâu khi hâm sữa trong lò vi sóng


Rất nhiều bà mẹ than phiền con mình toàn uống sữa không hết, chỉ 150ml sữa mà phải chia mấy lần mới uống hết. Mỗi lần gặp trường hợp này, các bà mẹ đều không biết sữa lạnh thừa lại có cho trẻ uống hay không? Nếu có thể uống, cho vào lò vi sóng làm ấm được không?

Thực tế, theo nguyên lý làm nóng của lò vi sóng, làm nóng sữa không gây thay đổi lớn cho chất dinh dưỡng, nhưng cần chú ý thời gian làm nóng không nên quá lâu. Ví dụ, 250ml sữa làm nóng 1 phút là được. Thời gian làm nóng quá dài sẽ làm cho các chất protein trong sữa chuyển sang trạng thái ngưng tụ, ảnh hưởng đến chất lượng sữa, đồng thời thời gian quá dài, nhiệt độ càng cao, sự mất đi của dinh dưỡng càng trầm trọng.

Gợi ý: Chuyên gia khuyến nghị các bà mẹ tốt nhất không dùng lò vi sóng hâm nóng sữa, các bà mẹ cần nắm vững lượng ăn mỗi lần của trẻ là bao nhiêu, dựa theo lượng ăn đó để pha lượng sữa thích hợp, hãy chia ra cho trẻ uống nhiều lần, không nên pha một lúc cho cả ngày hay để thừa rồi làm nóng uống tiếp.

2. Uống sữa quá đặc hoặc quá loãng


Sữa loãng hay đặc đều không thể trực tiếp phản ánh chất lượng của sữa, không thể cho rằng sữa pha càng đặc càng tốt. Một số bà mẹ cho rằng trẻ ăn nhiểu sẽ mạnh khỏe, thế là họ bèn cho thêm lượng sữa vào, làm cho nồng độ của sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường.
Trẻ thường xuyên uống sữa đặc sẽ dẫn đến đau bụng đi ngoài, táo bón, ăn uống không ngon, thậm chí từ chối uống sữa. Thời gian dài trọng lượng của trẻ cũng không thể tăng lên, khi nặng còn gây viêm ruột non xuất huyết cấp tính.

Gợi ý: Ngũ tạng của trẻ 0-1 tuổi rất mềm, chịu đựng không được gánh nặng và áp lực quá nặng, pha sữa cho trẻ quá đặc sẽ làm tăng cao nồng độ thành phần dinh dưỡng, vượt qua hạn độ lớn nhất cho dạ dày, đường ruột hấp thụ. Các mẹ chú ý, pha sữa cho trẻ nhất định phải dựa theo tỉ lệ đã hướng dẫn, quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

3. Uống sữa với nước hoa quả


Thông thường từ 4 tháng tuổi trẻ bắt đầu uống nước hoa quả, lượng uống lúc đầu rất ít, vì vậy một số bà mẹ cho nước hoa quả vào trộn uống cùng với sữa, cách làm này rất không khoa học.
80% protein trong sữa là casein, các loại hoa quả có vị chua như cam, chanh đều có acid, một khi casein và acid kết hợp lại sẽ sinh ra kết tụ, ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ.
Gợi ý: Khi cho trẻ uống nước hoa quả, các bà mẹ đừng nên “lười”, hãy pha riêng và cho trẻ uống từng thìa nhỏ. Như vậy sẽ tập luyện chức năng nuốt vào cho trẻ đồng thời giúp trẻ thích ứng với thìa sớm.

4. Cho thêm bột canxi vào sữa


Một số ông bố bà mẹ “tiết kiệm” việc, trực tiếp cho bột canxi vào trong sữa của trẻ, như vậy trẻ sẽ vừa uống sữa vừa bổ sung canxi, thực tế thì không như vậy. Nếu khi uống sữa thêm bột canxi, các ion canxi quá nhiều sẽ kết hợp với casein trong sữa làm cho sữa đông tụ. Ngoài ra, canxi còn kết hợp với các protein khác trong sữa sinh ra kết tủa, đặc biệt là khi làm nóng hiện tượng này càng rõ rệt.
Gợi ý: Khi bổ sung bột canxi cho trẻ cố gắng không cho vào trong sữa. Thông thường bổ sung bột canxi có thể lựa chọn vào buổi chiều hoặc một quãng thời gian trước bữa tối là thích hợp nhất.

sữa trộn nước hoa quả

Không nên cho trẻ uống sữa trộn chung với nước hoa quả

5. Uống sữa trộn với bột gạo


Trẻ thích ăn cơm, mẹ bèn trộn lẫn bột gạo với sữa quấy đều cho vào trong bình sữa, như vậy trẻ vừa ăn sữa vừa được bổ sung thêm tinh bột. Thực ra làm như thế này là không chính xác.
Sữa bột cho trẻ có công thức chuyên dụng, tốt nhất pha với nước đun sôi, nếu cho sữa vào bột gạo sẽ thay đổi công thức chuyên dụng của sữa, giảm thấp thành phần dinh dưỡng, điều này tương đương với giảm bớt lượng đường.

Giảm thấp thành phần dinh dưỡng tương đương với giảm bớt lượng sữa. Ngoài ra, thời gian dài cho trẻ uống sữa trộn với bột gạo cũng không có lợi cho chức năng nhai nuốt của trẻ, gây chướng ngại cho việc ăn uống sau này.

Gợi ý: Trước khi trộn sữa với bột gạo cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu cần thêm các thực phẩm khác hãy ăn riêng rẽ, không trộn lẫn với sữa. Ngoài ra, còn có một điểm cần các bà mẹ chú ý, khi cho trẻ ăn bún, phở tốt nhất dùng thìa nhỏ đút cho trẻ, bởi vì thời gian dài trẻ bú bình sữa không có lợi cho chức năng nhai nuốt của trẻ.

6. Trộn thuốc với sữa

Trẻ uống thuốc là một vấn đề khó làm bố mẹ đau đầu. Một số bố mẹ lo lắng thuốc quá đắng sẽ làm cho trẻ khó nuốt, vì vậy khi cho trẻ uống thuốc cho thêm một ít sữa để cải thiện khẩu vị và giúp trẻ nuốt dễ dàng. Trên thực tế cách làm này là sai lầm, sữa có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hấp thụ của thuốc.
Trong sữa còn có nhiều canxi, sắt và các ion khác có thể hình thành nên vật kết hợp ổn định và muối khó hòa tan, từ đó có hiện tượng ngưng kết, hình thành một màng bao phủ trên bề mặt của thuốc, làm cho thuốc khó được dạ dày, đường ruột hấp thụ, một số thuốc thậm chí bị phá hỏng bởi các ion này. Nếu lấy sữa uống cùng các loại thuốc này sẽ giảm thấp nồng độ thuốc trong máu, ảnh hưởng đến hiệu quá chữa trị.

Gợi ý: Khi cho trẻ uống thuốc nên lựa chọn thời gian uống trước bữa cơm 30 phút- 1 tiếng là tốt nhất, lúc này dạ dày của trẻ đã rỗng, có lợi cho thuốc hấp thụ và tránh nôn mửa sau khi uống thuốc. Tuy nhiên đối với một số loại thuốc có tác dụng kích thích mạnh với dạ dày hãy uống sau khi ăn cơm 30 phút – 1 tiếng để tránh tổn thương niêm mạc dạ dày. Chỉ cần uống thuốc xong lập tức uống nước, vị đắng sẽ loãng và dần mất đi, đồng thời cũng có lợi cho thuốc đến đường ruột nhanh nhất và hấp thụ sớm nhất.
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét