Những mốc phát triển của trẻ giai đoạn 1-2 tuổi
Trong năm thứ hai, trẻ sẽ tự tin trên đôi chân của mình: Những bước chân vụng về là khởi đầu cho việc trẻ có thể đi mà không cần dắt, leo lên và xuống cầu thang, đứng nhón chân, đá bóng và thậm chí có thể chạy khi 2 tuổi. Bé thích leo trèo và mục tiêu của bé thường là ghế sofa.
- Phát triển ngôn ngữ
Kỹ năng ngôn ngữ của bé trong giai đoạn 1-2 tuổi cũng phát triển. Thậm chí, bé có thể hiểu nhiều hơn so với những gì bé có thể diễn đạt. Đến 18 tháng tuổi, bé có thể nói được nhiều từ đơn và đến 24 tháng tuổi có thể dùng các câu và cụm từ ngắn.
Bé nhanh chóng học những từ mới qua các cuốn sách mà bạn đọc cho bé cũng như những cuộc nói chuyện hằng ngày. Bé có thể làm theo các lời đề nghị gồm 2 phần kiểu như: “Con nhặt cuốn sách lên và đem lại đây cho mẹ”.
- Phát triển năng khiếu
Bé cũng bắt đầu phân biệt được hình dáng và màu sắc. Bé vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu, xây tháp bằng bốn khối đồ chơi trở lên, ném bóng, thích bỏ vật nhỏ vào vật lớn rồi lấy hết vật nhỏ ra khỏi vật lớn. Lúc này, bạn có thể thấy những dấu hiệu đầu tiên cho biết bé thuận tay trái hay tay phải.
- Phát triển tâm lý
Bé muốn tự mình làm tất cả: Mặc và cởi quần áo; cầm muỗng, ly để ăn uống; rửa tay… Cụm từ đầu tiên của bé có thể là: “Để con làm!”.
Bé có thể bắt đầu quan tâm học cách dùng nhà vệ sinh. Bé bắt chước bạn nói chuyện qua điện thoại, cho búp bê “ăn”, giả vờ lái xe…
- Phát triển kỹ năng xã hội
Khi được 24 tháng tuổi, bé không còn khó chịu khi đi nhà trẻ. Bé hòa đồng hơn với các bạn và gần gũi cô giữ trẻ hơn. Đồng thời, bé cũng trở nên độc lập và có thể bướng bỉnh hơn.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
- Dạy trẻ tập nói: Ở giai đoạn trẻ 1-2 tuổi, việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tập cho bé nói cần được chú trọng. Mẹ có thể kích thích kỹ năng này của bé qua cách diễn đạt, đặt câu hỏi, nói chuyện về những cuốn sách mà hai mẹ con đã đọc cùng nhau, hỏi ý kiến bé và trả lời các câu hỏi của bé về thế giới xung quanh. Đây là lúc bạn nên dạy bé làm quen các con số và chữ cái.
- Tạo cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh: Sắp xếp để bé có nhiều thời gian chơi ngoài trời. Đưa bé ra công viên, sân chơi hoặc sở thú để đi dạo, chạy nhảy và tự do khám phá.
- Tập cho bé những kỹ năng mới: Mẹ và bé cùng chơi trò chơi để bé nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé hoặc đọc tên các vật quen thuộc. Khuyến khích bé gái chơi đồ hàng với búp bê và thức ăn đồ chơi. Yêu cầu bé giúp đỡ phân loại đồ chơi theo đặc điểm, ví dụ như đồ chơi mềm, đồ chơi màu đỏ… Tập cho bé sử dụng muỗng và ly để tự ăn uống.
- Khen ngợi, kỷ luật và an toàn: Chú ý và khen để bé duy trì sự ngoan ngoãn. Đặt ra những giới hạn đơn giản và rõ ràng đồng thời xử lý vi phạm một cách bình tĩnh và kiên định. Cho con bạn được quyền chọn lựa. Bạn nên kiên nhẫn giúp bé vì bé chỉ mới bắt đầu học cách điều khiển và biểu đạt bản thân.
- Khi bé đã có những kỹ năng mới, bạn nên sắp xếp lại không gian trong nhà và thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thiết để bé có thể khám phá một cách tự do và an toàn.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
- Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng cần lưu ý theo dõi nếu con bạn:
- Đã 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi
- Không hiểu công dụng của các vật dụng hằng ngày
- Không nói được ít nhất sáu từ khi đủ 18 tháng tuổi hoặc những câu gồm hai từ khi đủ 24 tháng tuổi
- Không bắt chước lời nói hoặc hành động
- Không làm theo những hướng dẫn đơn giản
- Mất các kỹ năng đã có từ trước
Sữa Similac chứa nhiều chất đạm và dinh dưỡng hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ.
Xem thêm thông tin về sữa similac tại:
Xem thêm thông tin về sữa similac tại:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét