Trước khi pha sữa
Trước khi pha những loại sữa như sữa bột similac, bạn tuyệt đối phải làm vệ sinh tay sạch sẽ. Tiệt trùng bình sữa, núm vú, nắp đậy,… bằng máy tiệt trùng hay đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa. Điều này sẽ ngăn ngừa các vị khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Các mẹ nên rữa tay sạch sẽ khi pha sữa bột similac hay những loại sữa khác
Nước pha sữa
nước vô trùng, hoặc có hàm lượng flo thấp, dưới 7mg/lít hoặc nước đã đun sôi. Đặc biệt, không nên dùng nước giếng, nước khoáng, nước trái cây và nước quá nóng. Vì các loại nước này chứa những thành phần làm mất chất dinh dưỡng trong sữa, ngộ độc và dẫn tới một số các bệnh nguy hiểm khác mà mẹ không ngờ tới. Mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C là tốt nhất, hoặc nước ở nhiệt độ 70oC. Sau đó, đặt sữa vào ly nước lạnh, để sữa nguội đến nhiệt độ thích hợp rồi hãy cho bé uống.
Pha sữa theo hướng dẫn trên hộp
Trên bao bì của hộp sữa luôn hướng dẫn tỉ mỉ rõ ràng độ tuổi, lượng sữa và ml tương ứng. Pha đúng theo tỉ lệ hướng dẫn sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con bạn. Trường hợp, bạn pha quá đặc sẽ khiến bé dễ bị táo bón và gậy hại thận, hay pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Pha sữa
Bạn nên điều chỉnh liều lượng sữa phù hợp với từng lứa tuổi để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cũng có thể chia nhỏ lượng sữa bằng việc pha nhiều lần trong ngày cho trẻ nhưng vẫn pha theo đúng tỉ lệ. Ví dụ, một lần pha theo nhà sản xuất là 120ml , mẹ chỉ pha 60ml , cách 2 giờ, mẹ pha tiếp 60ml sữa còn lại cho trẻ uống. Điều này giúp bé không bị ngán sữa và tiết kiệm được chi phí mua sữa cho bé.
Sau khi đã đổ sữa vào bình, đậy chặt cổ chai, sau đó lắc đều để sữa tan hết ở trong bình và lắp núm vú cao su cho trẻ bú hay có thể dùng đũa để khuấy cho sữa tan hết. Và bạn chỉ cần thử nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ lên mu bàn tay.
Bảo quản sữa
Hộp sữa nên đậy kín sau mỗi lần sử dụng và bảo quản những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Chỉ dùng trong vòng 1 tháng sau khi mở hộp. Đối với bình sữa đã pha không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng mà đơn giản ngâm sữa trong một thố nước nóng, sau đó là đợi cho đến khi sữa ấm đến nhiệt độ phù hợp hoặc sử dụng các loại máy hâm sữa. Khi ra ngoài, bạn nên giữ sữa trong các bình ủ sữa.
Những chú ý và sai lầm cần tránh khi cho trẻ uống sữa pha
1/ Sai lầm 1: Cho trẻ uống sữa quá nhiều
Giàu protein, chất béo, canxi, sữa quả là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bằng cách cho trẻ uống quá nhiều. Khi cơ thể bé nhận được quá nhiều calorie từ sữa, tình trạng biếng ăn ắt hẳn sẽ xảy ra, hệ quả là con bị thiếu cân. Ngược lại, trẻ vừa uống nhiều sữa, lại vừa ăn tốt, nguy cơ béo phì là rất cao.
2/ Sai lầm 2: Cho trẻ uống sữa lúc đói
Mẹ nên tập bé thói quen uống sữa vào bữa phụ, sau bữa ăn khoảng nửa tiếng hoặc lúc bé không quá đói. Vì sao? Một lượng lớn sữa nạp vào dạ dày rỗng gây co bóp mạnh, làm dịch vị tiết ra đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra ngoài. Hệ quả là mất đi dưỡng chất thiết yếu.
3/ Sai lầm 3: Thêm đường vào sữa
Nhiều bé hảo ngọt, vì vậy, mẹ không ngại cho thêm đường vào sữa để bé uống. Tuy nhiên, quá nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Lượng đường dư thừa trong cơ thể rất dễ gây ra chứng xơ cụng động mạch, cận thị, sâu răng. Hơn nữa, chất lysine trong sữa sẽ phản ứng với đường khi bị đun nóng, tạo hợp chất cực hại cho bé.
4/ Sai lầm 4: Kết hợp sữa và cháo
Cho bé uống sữa đúng cách, mẹ không nên kết hợp cùng cháo nhằm thực hiện chiến lược giúp con tăng cân. Tinh bột trong cháo nhanh chóng triệt tiêu lượng vitamin A dồi dào trong sữa. Trong khi đó, thiếu vitamin A lại làm trẻ bị suy nhược cơ thể, chậm phát triển trí não.
Mẹ nên đợi sau khi bé ăn cháo, ăn cơm, khoảng nửa tiếng mới nên cho uống sữa. Lúc này, cơ thể con mới có thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng từ 2 nguồn thức ăn.
5/ Sai lầm 5: Trẻ uống nhiều loại sữa cùng lúc
Thị trường sữa muôn hình vạn trạng, tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ nên chọn loại sữa giúp bé hấp thu được tối đa dưỡng chất cần thiết. Mặc dù vậy, do tâm lý sợ sữa này kém sữa kia, mẹ quyết định phối hợp cho con uống nhiều loại sữa cùng lúc. Thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Uống lẫn lộn nhiều loại sữa không chỉ làm trẻ thừa chất, bị dị dứng mà còn rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Mẹ nhớ phải chọn sữa phù hợp với con thay vì đổi đi đổi lại hoặc kết hợp nhiều loại cùng lúc
Tốt nhất, mẹ nên cho con uống loại sữa cố định mà bé thích, hợp với bé. Cũng không nên khư khư chỉ uống một loại sữa nếu phát hiện tình hình phát triển của con không khả quan khi dùng loại sữa này.
6/ Sai lầm 6: Dùng nước quá nóng hoặc nước nguội pha sữa
Khi pha sữa công thức cho bé, mẹ không nên dùng nước vừa sôi tức thì. Cách pha này sẽ làm phân hủy lượng dưỡng chất dồi dào có trong sữa, hơn nữa còn làm sữa bị vón cục, bélại dễ bị bỏng vòm họng do uống sữa nóng.
Pha bằng nước nguội lại càng không nên. Sữa sẽ bị đóng váng, mất vị thơm ngon. Để cho con uống sữa đúng cách, mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C.
7/ Sai lầm 7: Uống sữa với thuốc
Để bé chịu uống thuốc khi mắc bệnh, mẹ thường cho bé uống cùng sữa. Hoàn toàn sai lầm mẹ nhé. Sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, làm nồng độ thuốc trong máu giảm thấp một cách đột ngột. Hơn nữa, canxi, magiê và các nguyên tố vi lượng khác phản ứng với thành phần của thuốc, tạo hợp chất rất hại cho cơ thể trẻ em. Vì vậy, trước hoặc sau khi uống thuốc 1-2 tiếng, mẹ mới nên cho bé uống sữa.
8/ Sai lầm 8: Sữa trộn nước trái cây
Để chinh phục trẻ biếng ăn khó tính, mẹ trộn sữa với nước trái cây để làm mới bữa ăn của bé hằng ngày. Đây là sai lầm mẹ cần tránh nếu muốn cho con uống sữa đúng cách. Sữa và trái cây khi kết hợp với nhau rất dễ làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất có sẵn trong cả hai nguồn thực phẩm. Hơn nữa, khi sữa gặp họ trái cây giày vitamin C như cam, chanh, bưởi, phản ứng kết tủa xảy ra làm trẻ khó hấp thu, khó tiêu, đau bụng…
Categories: sữa bột similac
0 nhận xét:
Đăng nhận xét