Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Posted by jinson on 10:29 1 comment
Kẽm có vai trò quan trọng tham gia vào quá trình hình thành enzym, chuyển hóa protein, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương và chậm dậy thì ở trẻ.

Trong 3 tháng đầu đời, tương đương với mỗi kg trọng lượng của mình, bé cần được bổ sung 120-140 mcg kẽm, và nhu cầu này có xu hướng tăng nhanh hơn trong giai đoạn dậy thì. Thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao và thậm chí còn “trì hoãn” thời gian dậy thì của trẻ.

Nguồn cung cấp kẽm
Các nguồn cung cấp kẽm


1/ Nguy cơ khi thiếu kẽm

Tham gia vào quá trình hình thành các loại enzym và tổng hợp protein của cơ thể, kẽm có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể cân nặng và chiều cao của mình.

Nhờ có kẽm, hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể cũng được đẩy mạnh hơn, giúp các vết thương mau lành hơn. Theo đó, thiếu kẽm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các tế bào miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp… Ngoài ra, thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào vị giác, có thể dẫn đến biếng ăn do rối loại vị giác.

2/ Nhu cầu kẽm theo độ tuổi

Tùy theo độ tuổi của trẻ, nhu cầu kẽm cũng có thể thay đổi khác nhau.

- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày

- Trẻ từ 7 -11 tháng: 3 mg/ ngày

- Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ ngày

- Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày

- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày

- Từ 14 tuổi trở lên: Trong khi các bé trai cần khoảng 11 mg/ ngày thì các bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ ngày

Tuy nhiên, trong điều kiện chuẩn nhất, bé cũng chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm, còn phần lớn sẽ được “đẩy” ra ngoài thông qua dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu và mồ hôi. Chính vì vậy, nếu không chú ý, mẹ rất dễ khiến bé bị thiếu kẽm do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của bé.

3/ Bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để bổ sung kẽm cho cơ thể mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm giàu kẽm như: hàu, trai, sò, thịt nạc đỏ (lợn, bò), ngũ cốc thô, các loại đậu và các loại sữa công thức như sữa Similac, sữa Abbott…. Cá, các loại rau củ và trái cây cũng chứa kẽm nhưng không nhiều. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để có thể bổ sung thêm lượng kẽm cần thiết. Vì so với sữa công thức và sữa tươi, lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu kẽm, mẹ cũng nên bổ sung vitamin C thêm cho bé.

1 nhận xét: